NHỮNG BIÊN GIỚI ‘MÔI HỞ RĂNG LẠNH’
Bs Nguyễn Đan Quế
NHỮNG BIÊN GIỚI ‘MÔI HỞ RĂNG LẠNH’
- VẤN ĐỀ BIÊN GIỚI MIỀN BẮC
1858 Pháp nổ phát súng đầu tiên đánh vô Đà Nẵng.
1862 Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông và 1967 chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
1895
Pháp vẽ bản đồ Đông Dương sau khi ký hiệp ước với triều đình Mãn Thanh
ấn định biên giới dài 1300 km giữa Việt Nam và Trung Cộng.
Năm
1941, Hồ Chí Minh về Việt Nam lập chiến khu dọc theo biên giới tiếp
giáp với Tầu. Để bảo đảm an toàn, đoạn chót đường tầu hỏa và đường bộ
của Tầu ăn sâu vào lãnh thổ Việt Nam có nơi 500 mét, nhiều nơi đến cả
cây số và nơi này dùng làm an toàn khu đặt cơ quan đầu não, huấn luyện
cán bộ, dưỡng quân, tiếp nhận và cất dấu vũ khí. Nếu Pháp hành quân hay
dùng máy bay oanh tạc vùng này, Tầu sẽ la lên là vi phạm lãnh thổ của
họ.
…
28-2-1972
Tầu Cộng ký thông cáo chung Thượng Hải với Mỹ để lộ chiều hướng chuyển
từ đối đầu sang hợp tác, bảo đảm cho Mỹ có thể an toàn rút quân ra khỏi
miền Nam Việt Nam.
27-1-1973 Ra đời Hiệp định Paris ‘Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam’.
Cuộc chiến Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975.
Từ
năm 1975 đến cuối năm 1978, biên giới Việt Nam - Campuchia triền miên
rối loạn. Đầu năm 1979 Việt Nam tiến quân sang Campuchia. Tầu liền tiến
quân sang ‘dậy cho Việt Nam một bài học’, chiếm vùng dọc theo biên giới
(mà trước đây trong thời kỳ chống Pháp Hà Nội ‘ngầm giao’ cho họ nhờ
bảo đảm an toàn) nói là phần đất của họ.
Việt Nam mất khoảng 1000km2 dọc biên giới với Tầu, trong đó có Ải Nam Quan, có cao điểm ở Bắc Giang, thác Bản Giốc…
Đầu
năm 1991 quan hệ Tầu – Việt mới chính thức được nối lại sau Hội nghị
Thành Đô. Nhiều tin loan truyền: nhân sự cấp cao trong Bộ chính trị đảng
công sản VN (BCT) bị Bắc Kinh chi phối; và kinh tế, chính trị, quân sự
phụ thuộc Bắc Kinh càng ngày cành nhiều.
Nhiều âm mưu đen tối giữa hai đảng cộng sản Tầu - Việt, dân ta hoàn toàn không được biết, nói chi đến đồng ý hay không.
Do đó, thái độ của dân tộc ta đối với biên giới trên bộ là:
Mọi
công dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước đều có bổn phận bảo vệ
lãnh thổ, tài nguyên của Việt Nam do tiền nhân để lại. Không một ai, một
đoàn thể hay đảng phái nào trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể nhân danh
dân tộc Việt Nam ký kết những văn kiện bán nước cho ngoại bang. Do đó,
dân tộc ta không bị ràng buộc bởi hiệp định phân định đường biên giới
trên bộ ký kết 2001, Hà Nội dâng đất để được Tầu Cộng ủng hộ, hầu tiếp
tục thống trị nhân dân ta. Nhân dân ta không coi những thỏa thuận ngầm
giữa Hà Nội và Bắc Kinh là có giá trị.
Toàn
bộ vấn đề biên giới trên bộ phải trở lại bản đồ do Pháp vẽ năm 1895
trên cả ba biên giới Việt Nam giáp Tầu, Lào và Campuchia. Sở dĩ phải
dùng bản đồ này vì đây là bản đồ đầu tiên được vẽ một cách khoa học bởi
các chuyên viên về địa dư của Pháp. Chỉ có dùng bản đồ biên giới do Pháp
vẽ chúng ta mới hy vọng tránh khỏi những tranh chấp triền miên và tạo
đuợc một nền hòa bình lâu dài cho bán đảo Đông Dương. Nhân dân ta cũng
tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế sự hèn hạ của tập đoàn Bộ
Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam để mất đất cho Tầu Cộng, nhưng lại đi
hiếp đáp chiếm đất của Lào và Campuchia.
Phải kiên định lập trường này. Có thế, mới có thể đặt lại vấn đề với Tầu khi điều kiện lịch sử
cho phép.
- VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG
Sau Hiệp định Geneva chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17 năm 1954.
Năm 1956 Tầu Cộng chiếm một số đảo ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
14-9-1958 Phạm Văn Đồng gửi công hàm cho Chu Ân Lai công nhận Hoàng Sa thuộc Tầu Cộng.
Tháng
Giêng năm 1974, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ quần đảo Hoàng Sa
giao chiến với Hải Quân Tầu Cộng. Quần đảo này nằm ở 14o 30’ – 17o00’ độ
vĩ bắc và 111o 30’- 114o00’ độ kinh đông, khoảng ngang ngoài khơi tỉnh
Đà Nẵng. Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà đi vòng đánh từ Bắc xuống, Hải Quân
Trung Cộng đánh bọc hậu từ phía Nam lên. Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
thua, Tầu Cộng chiếm giữ đảo và cầm giữ một số tù binh nhưng đối xử tử
tế và sau đó thả về. Sự việc xẩy ra chỉ hai ngày sau khi Ngoại Trưởng Mỹ
Henry Kissinger gặp những nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Mỹ không lên tiếng và
Hải Quân Mỹ đang tuần tra trong vùng khi xảy ra xâm lăng đã phớt lờ
không can thiệp, bênh vực Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng điều kinh
ngạc và nổi bật nhất là chính quyền Hà Nội đã không có một lời phản
kháng.
Cũng
năm 1974, Tầu Cộng, Việt Nam Cộng Hòa, Đài Loan, Malaysia, Philippines,
Brunei cùng lên tiếng đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa khoảng ngang
ngoài khơi Vũng Tàu.
30-4-1975
Quân đội Hà Nội chiếm Miền Nam Việt Nam, vi phạm Hiệp định Paris
‘Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam’.
Năm
1988 ngày 14 tháng 3 Tầu Cộng cho hải quân chiếm bãi đá Gạc Ma thuộc
quần đảo Trường Sa. Năm 1995 lại chiếm thêm bãi đá Vành Khăn cũng thuộc
Trường Sa.
Hiệp
định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25-12-2000 nhằm xác định biên giới
lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Theo
giới nghiên cứu Việt Nam bị thiệt thòi so với công ước Pháp – Thanh ký
năm 1887; trong khi đó Hà Nội nói phân chia này công bằng.
Biển nói chung trong kỷ nguyên Kỹ-thuật-cao
Lục
địa chiếm có 29% diện tích của trái đất và nguồn tài nguyên sắp cạn vì
bị khai thác qua bao thế kỷ qua. Trong khi đó, biển cả chiếm đến 71%,
cũng là vỏ quả đất nên tài nguyên phong phú và đa dạng như trong đất
liền, còn nguyên vẹn chưa từng bị khai thác vì không có kỹ thuật.
Kỷ
nguyên Kỹ-thuật-cao cho phép khai thác tài nguyên dưới đáy biển. Các
nước có bờ biển vội tuyên bố thềm lục địa của mình 200 hải lý để xí
phần. Có vùng chồng lên nhau, gây tranh chấp.
Các siêu cường Kỹ-thuật-cao tính toán sao cho trong tương lai, khi có Luật khai thác Tài nguyên dưới đáy biển, họ thủ lợi nhiều hơn. Đã có đề nghị là chia theo chiều sâu: Đáy biển (trong hải phận quốc tế) sâu xuống xm thuộc về tất cả các nước, dù có bờ biển hay không. Xuống sâu hơn xm,
ai có kỹ thuật thác thì tài nguyên kiếm được sẽ thuộc về người đó. Ai
cũng biết, chỉ có các siêu cường giầu mới có điều kiện và Kỹ-thuật-cao
khai thác ở độ sâu đó.
Các siêu
cường Thái Bình Dương như Mỹ, Tầu, Nhật, Nga hiện đang tái bố trí chiến
lược (hay còn gọi là xoay trục chiến lược). Quá trình hình thành, dần
dần hiện ra ‘vùng ảnh hưởng’ cùng ‘phương cách làm chủ’ của các siêu
cường này trên Thái Bình Dương, trong đó tự do lưu thông trên biển và
trên không chiếm lĩnh hàng đầu.
Lập trường của dân tộc ta về HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
Rồi đây, những nguyên tắc chính của Luật khai thác tài nguyên dưới đáy biển sẽ được biết dần qua các hội nghị quốc tế về biển trong những thập niên tới.
Xin nhắc lại, một bộ luật khác đã ra đời: Đó là Luật biển của LHQ năm 1982 (qui
định lãnh hải, thềm lục địa…). Nhiều quốc gia đã thông qua, trừ Mỹ.
Phải chờ sự tham gia của Mỹ vì Mỹ là cường quốc biển số 1.
Lúc đó chủ trương quốc tế hóa các đảo tranh chấp để khai thác kinh tế với quy chế hư chủ sẽ được
ủng hộ mạnh mẽ, sau nhiều thập niên không có giải pháp. Qui chế hư chủ
là các nước tranh chấp là chủ, nhưng không được có các hoạt động quân
sự và không có quyền quốc hữu hóa; ngược lại họ có quyền tham gia vào
cuộc thương thảo trong việc khai thác vùng biển xung quanh các đảo này
và chia lợi nhuận.
Theo Bill Hayton vừa xuất bản cuốn The South China Sea: the Struggle fo Power in Asia thì “… thực
ra đường chữ U là việc nhà chức trách Trung Quốc vào thập niên 1930 đã
hiểu nhầm và diễn dịch sai bản đồ của Anh Quốc theo đó dẫn tới sự hiểu
nhầm về sự liên hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Tức là có sự hiểu nhầm
là Biển Nam Trung Hoa là một phần thuộc về Trung Quốc.” và “ Vấn đề
hiện nay là ở chỗ nhà chức trách Trung Quốc và người Trung Quốc tin rằng
hoặc được dậy rằng Biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông là thuộc về Trung
Quốc về mặt lịch sử. Điều cần làm là nghiên cứu các dữ kiện lịch sử một
cách trung lập để xem bên nào tuyên bố phần nào họ có chủ quyền. Tức là
thay vì nói là chúng tôi sở hữu toàn bộ Tây Sa và Nam Sa hay Hoàng Sa và
Trường Sa, các nước có thể nói rằng chúng tôi có thể chứng minh được
rằng chúng tôi là bên đã có chủ quyền về một hòn đảo này hay đảo kia ở
khu vực này hay khu vực kia và từ đó có thể bàn thảo với nhau”.
(Nguồn:http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/10/141014_bill_hayton_noi_ve_sach_bien_dong).
Đối với những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam,
phải thúc đẩy Dân Chủ Hóa nhanh nhất để có hậu thuẫn toàn dân phát
triển nội lực; cũng như mới có căn bản pháp lý vững mạnh (do dân bầu)
thì tiếng nói của Việt Nam trọng lượng hơn nhiều trên trường quốc tế khi
thương thuyết các hải đảo tranh chấp./.
Bs Nguyễn Đan Quế
14-10-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét